Bột gạo là một loại bột được tạo ra từ việc xay mịn những hạt gạo sau khi ngâm, nó khác với tinh bột gạo (thường được ngâm gạo vào dung dịch kiềm, thay vì nước).
Người ra có thể sử dụng bột gạo thay thế cho bột mì trong một số công thức nấu ăn. Bột gạo được sử dụng phổ biến trong nền ẩm thực của các nước châu Á, như Việt Nam thường dùng bột gạo trong các món bánh canh, bánh bò, bánh đậu xanh, bánh xèo, bún gạo, bánh cuốn hay bánh khoái.
Quy trình sản xuất bột gạo
Ngâm gạo: Sau khi bỏ trấu, gạo được ngâm vào nước để làm cho hạt gạo trở nên mềm hơn (quá trình này gọi là hydrat hóa).
Xay gạo: Công đoạn xay gạo sẽ làm phá vỡ cấu trúc của hạt gạo, làm cho màng bao của tế bào bị vỡ ra, nhờ đó giải phóng được tinh bột. Đồng thời, quá trình xay gạo còn góp phần làm cho hạt gạo dần dần chuyển thành dạng bột.
Khuấy: Giai đoạn khuấy sẽ kích hoạt các phân tử tinh bột thoát ra khỏi các túi bột lạp (trong cấu trúc hạt gạo), đồng thời loại bỏ dễ dàng được một số tạp chất nhẹ được nổi lên như chất béo có trong hạt gạo.
Lắng gạn hỗn hợp bột gạo: Giai đoạn này giúp tách bột gạo ra khỏi nước theo 2 phương pháp – lắng gạn hoặc ly tâm.
Chia bột ướt: Sau khi lấy được bột gạo ở dạng nhão (sau khi lắng gạn), thì khối bột này sẽ được chia đồng đều ra trên mâm tre (có bọc vải), giúp cho bột khô hoàn toàn. Nhờ có bọc vải lên mâm tre sẽ giúp bạn lấy được bột gạo dễ dàng khi bột khô.
Phơi bột gạo nhão: Tiến hành phơi bột gạo nhão khoảng 4 – 6 tiếng, hoặc sấy khô nhưng phải đảm bảo bột gạo vẫn giữ được độ ẩm cao nhất 15%. Vì nếu phơi khô quá mức dễ làm cho vi khuẩn và nấm mốc có điều kiện phát triển, gây hỏng bột.
Cuối cùng, bột gạo khô có thể được đóng gói, hoặc bảo quản trong hủ/lọ thủy tinh, gốm đều được.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.